Đường xu hướng Trendline: chiến lược giao dịch thành công
Đường xu hướng (trendline) là một kỹ thuật giúp xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Điều này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một giao dịch thành công. Vẽ đúng đường xu hướng sẽ tăng tỷ lệ thắng và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Trendline là một công cụ kỹ thuật vô cùng phổ biến đối với các trader tuy nhiên phần lớn chúng ta sử dụng trendline sai cách, từ đó không phát huy hết được sức mạnh vốn có của trendline. Vậy đường xu hướng trendline là gì? Cách vẽ trendline như thế nào là đúng trong từng điều kiện thị trường đang xu hướng lên hay xuống hay đi ngang? Cách sử dụng trendline để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả nhất là gì? …
Tất cả câu hỏi trên sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Trendline – Đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định và xác nhận xu hướng. Đường xu hướng kết nối ít nhất 2 điểm giá trên biểu đồ và thường được mở rộng về phía trước để xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự dốc. Các đường có độ dốc dương(tức đường xu hướng đang hướng lên) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng tăng, gọi là đường uptrend. Các đường có độ dốc âm(tức đường xu hướng đang hướng xuống) cho ta thấy đường giá đang ở xu hướng giảm, gọi là đường downtrend.
Giá thường test lại một đường xu hướng nhiều lần(tức chạm đường xu hướng xong tiếp tục duy trì xu hướng chính), cho đến khi nó phá vỡ (gọi là phá trend), chúng ta có thể có một xu hướng đảo ngược.
Trendline trong xu hướng tăng(uptrend) là đường thẳng nối các đáy sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trên đường thẳng đó.(các đáy cao dần)
Trendline trong xu hướng giảm(downtrend) là đường thẳng nối các đỉnh sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm dưới đường thẳng đó.(các đỉnh thấp dần)
Khi đường giá đi ngang, tức đang sideway, không áp trendline vào, Trendline – Đường xu hướng, cái tên đã thể hiện rõ, thị trường có xu hướng mới áp vào, còn khi thị trường không rõ xu hướng, lúc này chỉ nên sử dụng kháng cự hỗ trợ, hoặc đường kẻ ngang để xác định vùng biên giữa kháng cự hỗ trợ, khi giá có tín hiệu bứt phá (breakout) vùng cản nào thì giá di chuyển theo hướng đấy.
Mục đích dùng trendline để có tín hiệu vào lệnh sớm hơn so với dùng kháng cự hỗ trợ hay lý thuyết dow
Với bài trendline: ae có thể xác định được xu hướng giá, biết được đâu là vùng đảo chiều. Kết hợp thêm bài kháng cự -hỗ trợ, lý thuyết dow để tìm điểm entry khi vào lệnh.
Chúng ta có thể vào lệnh tại các điểm phá trend, cắt lỗ trên kháng cự, dưới hỗ trợ gần nhất, hoặc cũng có thể chờ giá phá trend, sau đó giá quay lại test trend, entry ở đây, hoặc ae muốn chắc cú hơn, thì sau khi test trend xong, giá tiếp tục quay ngược lại phá tiếp cản, entry theo lý thuyết dow, bài này là kết hợp cả kháng cự – hỗ trợ, lý thuyết dow, xác suất thắng sẽ cao hơn.
Kháng cự – hỗ trợ, Dow, Trendline, 3 trong 6 mạch kiếm pháp rồi ae nhé =)), thêm 3 mạch kia nữa thì khỏi cần dùng kiếm luôn. Lúc này thì phải tu luyện cho nội lực thâm hậu, nội lực ở đây là gì, là tiền, là vị thế, là quản lí vốn, là tâm lí giao dịch,… làm sao để tồn tại trong tất cả cuộc chơi. Bằng sự trải nghiệm và kinh nghiệm để biến mình thành người chơi giỏi nhất. Nhưng đích đến cuối cùng ko phải chiến thắng bất kì ai, mà là chiến thắng chính bản thân mình.
So với những sàn Forex uy tín hàng đầu hiện nay thì sàn HFM (HotForex cũ) là nhà môi giới có thâm niên hoạt đồng tại thị trường Việt Nam (với tới 2 văn phòng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) và được cộng đồng trader Việt đánh giá rất cao.
Exness lại có cách phát triển chiến lược mang tính đặc thù cao, rất phù hợp với “style” của người châu Á, trong đó có trader Việt. Nhờ vào khả năng cung cấp trên 120 công cụ tài chính, cùng việc khớp lệnh thị trường tốt nhất hiện nay chỉ từ 0,01 giây, đã khiến sàn forex Exness trở thành 1 cái tên quen thuộc với nhiều trader Việt Nam cũng như trader trên toàn thế giới.